Có một ông gần 70 tuổi, góa vợ. Ông có năm người con hiếu thảo và sống rất hòa thuận với nhau. Đứa nào cũng có gia đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình.
Xét thấy tuổi cao sức yếu, ông muốn chia toàn bộ gia sản cho con cái để chúng có thêm điều kiện phát triển cơ nghiệp. Ông nghĩ con mình ngoan, hiếu thảo thì mình sống với bất cứ đứa nào cũng tốt.
Căn nhà đang ở, giao cho vợ chồng đứa út và ông sống cùng nó.
Phần tài sản lớn được chia gần như đều nhau cho các con.
Được vài tháng, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt. Vợ chồng nó hay xì xào điều gì mà ánh mắt không mấy thiện cảm. Vợ nó hay đụng thúng đá nia, chửi chó mắng mèo những chuyện đâu đâu làm ông nghe, cảm thấy chạnh lòng. Vợ chồng nó thường xuyên cãi nhau, ai cũng trở nên пóпg nảy. Con vợ la to: của cải chia đều mà mình phải nuôi ổng thật là không công bằng.
Ông buồn, bỏ sang ở với vợ chồng thằng thứ hai, con thứ ba, thằng thứ tư, con thứ năm, mỗi nhà cũng chỉ được vài tuần là có chuyện.
Chúng hành xử như thể ông là người ở đậu, là của nợ. Chúng họp nhau căng thẳng phân chia nhiệm vụ nuôi báo cô ông. Chúng bốc thăm theo tháng, đứa trúng tháng 2 (28 ngày) cười vui vẻ, đứa trúng tháng 31 ngày, méo mặt. Cứ đến chiều cuối tháng, chúng đẩy ông ra cổng. Ông ôm bọc quần áo, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ, đứa kế mới đến đón.
Quá buồn và thất vọng, ông hay ngồi trước mộ bà, nước mắt chảy dài, chỉ biết tâm sự cùng với bà cho khuây khỏa, trông mong một ngày sẽ đi cùng bà, được sống mãi những tháng ngày hạnh phúc và kiếp sau không mong có những đứa con này.
Thấy tình cảnh bi đát của ông, bạn ông (cũng khá giàu có) tổ chức một bữa tiệc, mời tất cả 5 người con của ông đến dự. Trong men say là đà, ông rỉ tai từng đứa, dẫn đến căn phòng kín, chỉ vào chiếc rương to với nhiều ổ khóa và nói: đây là một nửa gia sản của ba tụi con gửi và ủy quyền cho chú, sau này sẽ chia cho tụi con. Di chúc đã lập chỉ chờ điền % cho từng đứa vào là xong.
Lạ thay, ngày hôm đó chúng tranh nhau chăm sóc ông, đứa nào cũng muốn ông ở với nó. Tình thươпg đối với cha lai láng còn hơn lúc trước khi chia tài sản.
Ông hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cảm động rơi nước mắt và nghĩ: đây mới chính là những đứa con thân yêu, những dâu hiền, rể thảo của mình.
Ông được sống những ngày tháng hạnh phúc nhất cuộc đời mình.
Thời gian màu hồng cứ thế trôi đi thêm hơn mười năm nữa thì ông ngã bệnh, tiên lượng không qua khỏi trong vài ngày tới.
Chúng khóc lóc, nắm tay cha không nỡ buông ra, giây phút âm dương chia biệt ngậm ngùi.
Chiếc rương được bạn ông tức tốc chở đến đám tang và được đặt trịnh trọng cạnh quan tài, dưới hàng chục ánh mắt đau đáu nhìn vào.
Tang lễ được cử hành trang trọng, đầy tốn kém, phần mộ uy nghi bên cạnh mộ bà và ước nguyện theo bà của ông cũng đã thành.
Sau phần tang lễ là chiếc rương được chúng nhanh chóng bật nắp mà trong lòng ai cũng hy vọng mình được phần lớn trong di chúc do công chăm sóc, tình thươпg và hiếu thảo của mình với cha. Nắp rương được mở… một rương đầy cát, một tờ di chúc với nét chữ thân thυốc xiêu vẹo và chữ ký của cha:
Chỉ có những kẻ ngốc mới chia hết gia tài cho con cái mình khi còn sống:
Nguồn: Phụ nữ Gia đình