Trả mẹ chồng 7 triệu/tháng để bà nghỉ việc ở quê lên chăm cháu, bà giao kèo: “Chỉ chăm cháu thôi chứ không làm việc nhà đâu”. Tôi về nhà là l::a:o vào cơm nước, giặt giũ, mẹ chồng chỉ ngồi xem điện thoại, xem tivi. Được 2 tháng quá mệt mỏi, tôi tính mời bà về quê để thuê giúp việc thì bà đáp tỉnh bơ: “Đã quá muộn”.. rồi bà đưa tôi 1 tờ giấy…

 

    Đã giao kèo trước là như thế nhưng sống 2 tháng thì tôi không chịu được nữa vì tôi không nghĩ mẹ chồng lại lười tới mức đó.

Vợ chồng tôi mới có con đầu lòng, hiện cháu được 8 tháng. Hàng ngày con ở nhà với bà nội còn vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến chiều tối mới về nhà.

Khi con được 6 tháng tôi bắt đầu đi làm nên có nhờ mẹ chồng ở dưới quê lên chăm sóc con. Mẹ chồng tôi cũng đồng ý nhưng với yêu cầu phải trả lương cho bà vì bình thường ở quê mẹ chồng tôi còn khỏe, vẫn đi làm ở công ty điện tử nên nếu đi chăm sóc cháu thì không có nguồn thu nhập để chi tiêu đình đám. Do đó nếu trông cháu 1 năm là khoảng thời gian khá dài phải nghỉ hẳn việc ở công ty. Chồng tôi nói:

– Dù mẹ không nói trả lương thì vợ chồng mình cũng vẫn phải hỗ trợ mẹ chút tiền mỗi lần mẹ về quê. Thôi thì cứ trả lương đàng hoàng sau này em cũng không phải nghĩ ngợi gì. Ngoài ra nếu thuê người ngoài chăm con thì chúng ta trả lương mẹ, bà chăm cháu dù sao cũng yên tâm hơn người ngoài.

Ảnh minh họa

Tôi cũng đồng ý với những gì anh nói vậy nên quyết định trả mẹ chồng bằng mức lương tối thiểu của một bảo mẫu, 7 triệu/tháng. Chồng tôi làm cơ quan nhà nước lương không có nhiều, chỉ đủ trả cho mẹ chồng và còn dư ít thì anh chè nước cũng hết. Còn lại tiền của tôi phải chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và tiết kiệm. Chính vì thế trước khi đưa ra quyết định đó tôi cũng đắn đo nhiều lắm.

Khi mẹ chồng lên chăm chú bà nói với chúng tôi:

– Ban ngày ở nhà mẹ chủ yếu bế thằng bé thôi nhé, chuyện nhà cửa mẹ cũng không làm được nhiều đâu.

– Vâng không sao mẹ, mẹ cũng chỉ cần tập trung lo cho cháu là được ạ vì cháu cũng nghịch lắm, sơ sểnh chút nhỡ lại nguy hiểm.

Nói là vậy nhưng tôi cứ tưởng ban ngày hai bà cháu ở nhà ngoài việc ăn uống ngủ nghỉ thì thời gian còn lại cũng đỡ đần tôi chút việc cơm nước, nhà cửa. Thế nhưng ngược lại đúng như lời mẹ chồng nói, bà không hề động tay chân một chút vào những công việc nhà. Không chỉ vậy hai bà cháu còn đàn đống ra nhà, nồi niêu bát đũa ăn cả ngày không rửa, quần áo bẩn không giặt, nhà không lau, rác không dọn… tất cả tôi phải làm hết.

Vợ chồng tôi 7h tối mới về tới nhà là bắt tay vào cơm nước dọn dẹp nhà cửa tới quay cuồng. Thỉnh thoảng có những hôm chồng đi chơi thể thao, đi nhậu cùng bạn bè, tôi về muộn một mình quả thực làm không xuể. Khi về con lại bám víu không làm được gì nhưng mẹ chồng cũng nhất quyết không giúp nấu cơm hay dọn dẹp mà chỉ ngồi bấm điện thoại hoặc gọi điện thoại cho mọi người để buôn dưa lê. Khi tôi cố dứt con ra, đưa cho bà nội bế để đi làm việc nhà thì đứa trẻ lại khóc bà không dỗ được.

Có những hôm khác vợ chồng tôi cùng về muộn mẹ chồng cũng bế cháu xuống sảnh chơi hoặc sang nhà hàng xóm chơi. Tôi về nhà là thấy cảnh hoang toàn từ phòng khách đến phòng ngủ, 8h tối cơm nước cũng chưa nấu nên thực sự rất mệt mỏi.

Ảnh minh họa

Quay cuồng như vậy suốt 2 tháng tôi tới mức không thể chịu được mới chia sẻ với chồng:

– Anh xem sắp xếp công việc về nhà sớm phụ em chứ tuần 7 ngày anh đi 5 tối một mình em phải làm hết thì em chịu sao nổi. Có những hôm em phải tăng ca còn về muộn nữa thì mẹ cũng chẳng cơm nước gì cả mà chỉ nấu cháo cho cháu ăn. Em về nhà như một mớ hỗn độn.

– Ừ anh biết rồi, để anh bảo mẹ đỡ đần thêm.

Thế nhưng chẳng biết chồng có bảo mẹ không mà bà cũng nhất quyết không động chân tay vào việc gì ngoài bế cháu đúng như những gì bà đã giao kèo trước.

Quá mệt mỏi, tôi nghĩ cứ như này thì không ổn. Tiền thuê người thì vẫn mất mà việc nhà thì tôi làm không xuể. Trong khi đó nếu thuê người ngoài tôi dám chắc họ không chỉ ăn không ngồi rồi như thế này.

Vậy nên lúc vui vui tôi ngồi rỉ tai mẹ chồng:

 Mẹ ơi công ty con chuẩn bị cắt giảm nhận sự nên có lẽ con nghỉ việc ở nhà trông cháu một thời gian, đợi cháu lớn con cho đi lớp. Mẹ còn khỏe nên thôi mẹ cứ về đi làm mà lấy lương chi tiêu.

– Muộn rồi, mẹ nghỉ việc được 2 tháng, công ty người ta cũng tuyển được người rồi. Thôi thì mẹ cứ ở đây trông cháu cho các con như hiện nay, con đi kiếm việc mà làm.

 

Ảnh minh họa

Câu nói của bà chặn họng khiến tôi không biết nói gì thêm và giờ cũng không biết phải làm thế nào.

thông báo

Bài đăng phổ biến

Ông bà chăm cháu mà nói ra 7 câu này thì sớm tan cửa nát nhà, nhất là điều đầu tiên

Chu Ngọc Quang Vinh chính thức lên tiếng: Sau khi đăng nội dung thể hiện vô ơn với đất nước

Đúng ngày 49 của vợ, tôi lau dọn bàn thờ thì t/á/i mặt thấy bát hương bốc cháy ngùn ngụt. Nghi có điềm, tôi nhìn kĩ thì ở dưới là một tờ giấy nhỏ, đọc từng dòng mà tôi run rẩy biết sự thật về người vợ quá cố

NҺỏ vàι gιọt dầu gιó lȇп tỏι: Lợι ícҺ tuүệt vờι, gιảι quүết пgaү vấп ƌḕ пҺà пào cũпg gặp

Năm ngoái, mẹ chồng tôi đ;;ộ;t ng;;ộ;;t ốm nên phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Nhìn bà nằm im lìm trên giường b;ệ;nh, xung quanh là dây nhợ chằng chịt, tôi vừa lo lắng vừa s;ợ h;ãi. Chi phí điều trị quá cao, hai vợ chồng xoay sở đủ kiểu mà vẫn thiếu trước hụt sau nên đành phải gọi điện cho anh rể và chị dâu để bàn bạc. Lúc nhìn tờ hóa đơn viện phí, anh rể nhíu mày, thở dài một tiếng rồi ngập ngừng nói anh chị đang làm ăn túng thiếu nên không có tiền, chỉ có vợ chồng tôi thương mẹ thì lo cho mẹ. Thế là có bao nhiêu vàng cưới tôi bán sạch lo cho bà, đến lúc bà tỉnh lại làm di chúc thì chỉ để cho vợ chồng tôi sổ tiết kiệm 35 triệu còn miếng đất đang ở cho anh chị, tôi đi;;ế;;ng người không hiểu lý do, rõ ràng vợ chồng tôi chăm mẹ anh chị có đoái hoài đến đâu. Nhưng rồi tôi hít sâu, cố gắng dằn cơn tức giận xuống. Lúc này có c;ã;i nhau cũng chẳng thay đổi được gì. Vài ngày sau, mẹ chồng tôi q;;u;;a đ;;ờ;;i. Đúng như bà sắp xếp, căn nhà rơi vào tay anh rể và chị dâu. Tôi cầm trên tay quyển sổ ngân hàng với con số 35 triệu, cảm giác vừa u;ất ứ;c vừa th;ất vọng. Sáng hôm sau, tôi cầm thẻ ngân hàng của mẹ chồng ra ngân hàng để rút ti;ề;n. Khi nhân viên kiểm tra tài khoản, cô ấy bỗng ngẩng đầu lên nhìn tôi với vẻ mặt kinh ngạc…

Nhà nghèo, mặc vợ con đ::ói kh::át, chồng bán cả vàng cưới, vay mượn thêm, gom 100 triệu để xây mộ tổ tiên to nhất làng: “Không thể để nhà khác k:h::inh nhà anh được”. Mặc vợ khuyên can hết lời, Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định. Chồng không nghe đúng gần TẾT ngày khánh thành mộ thì nhận tin s::ét đ:::ánh…

Vợ chồng tôi quanh năm gắn bó với ruộng đồng, bày gà nuôi lợn, chẳng mấy khi rảnh rang. Căn nhà cũ kỹ đã chịu đựng mưa nắng suốt mấy chục năm, mỗi lần giông gió kéo về, nước dột tứ phía, đến tựa lưng vào tường cũng chẳng dám. Nghĩ đến chuyện sửa sang, chúng tôi lại thở dài—bữa ăn còn chỉ đủ no, nói gì đến xây nhà mới. Ngày con trai lấy vợ, tôi vừa mừng vừa lo. Con bé là người thành phố, khéo léo, hiểu chuyện, nhưng liệu có chịu nổi cảnh lam lũ ở quê? Thế mà mọi thứ lại hoàn toàn trái ngược. Con dâu chưa bao giờ than phiền, chẳng những thế còn chu toàn việc nhà, chăm sóc bố mẹ chồng như ruột thịt. Hôm rồi, hai con về ăn cơm rồi bảo sẽ xây lại nhà cho vợ chồng tôi—một căn hai tầng vững chãi, khang trang. Chúng tôi từ chối mãi, nhưng cuối cùng cũng chẳng thắng nổi sự kiên trì của các con. Ngày tân gia, khi tôi xuống bếp chuẩn bị mâm cơm cúng, vừa mở tủ, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Cầm lên, mở ra đọc, tôi chết lặng. Mắt nhòe đi, tay run rẩy, tim như bị ai bóp nghẹn. Vợ tôi từ trên nhà đi xuống, thấy tôi thất thần liền hỏi. Tôi đưa lá thư cho bà ấy. Đọc xong, bà cũng đứng sững, rồi bật khóc, ôm chặt lấy tôi. Hóa ra...

Cô giúp việc lâu năm đột nhiên dắt bạn trai về ra mắt vợ chồng tôi, những chuyện diễn ra sau đó khiến tôi không tin vào mắt mình

Phụ nữ khi yêu rất sâu đậm mới nói cho bạn 5 bí mật пàყ

Vì sao phụ nữ không thể dừng lại sau khi ngoại tình lần đầu tiên: 3 người đàn bà tâm sự