Thật tuyệt vời và tự hào: 3 em học sinh dũng cảm cứu thành công 2 trẻ bị đuối nước
Trong rất nhiều tin tức báo chí hôm nay, một thông tin khiến cho tôi (và có lẽ là cho tất cả mọi người khi biết) cảm thấy vô cùng tự hào và xúc động. Đó chính là sự việc 3 học sinh lớp 8 đã cứu thành công 2 bé bị đuối nước.
Thông tin chính thức đã được báo chí đăng tải, tôi xin phép chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người được biết!
Cụ thể, sáng 16/8, ông Trần Hữu Nghĩa, chủ tịch UBND xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) thông tin, một nhóm ba em học sinh lớp 8 ở địa phương vừa dũng cảm bơi xuống sông cứu thành công hai em nhỏ bị đuối nước.
Trước đó, vào 17h chiều 15-8, hai chị em ruột (một bé 8 tuổi và một bé 3 tuổi) cùng chơi ở chân cầu Đò Điệm (nối xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà và xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà) thì không may bị sẩy chân rơi xuống nước.
Lúc này, nhóm em học sinh bao gồm: Nguyễn Trung Mạnh, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Anh Duẩn, đều là học sinh lớp 8 Trường THCS Long Sơn (Thạch Sơn), đang tắm gần đó. Phát hiện sự việc, các em đã lao tới cứu hai em nhỏ đưa lên bờ.
Ngay sau đó nhiều người dân đã kịp thời có mặt để giúp đỡ, các bé được sơ cứu nên đã thoát khỏi nguy kịch. Được biết sức khỏe hai em nhỏ bị đuối nước hiện đã ổn định.
3 em học sinh được khen thưởng vì hành động dũng cảm, ảnh: BHT
Sáng 16/8, tại xã Thạch Sơn, Thường trực Huyện ủy Thạch Hà đã trao tặng giấy khen vì thành tích xuất sắc, hành động dũng cảm cứu người đuối nước của 3 nam sinh Trường THCS Long Sơn.
Trước hành động dũng cảm của các nam sinh, tại lễ tuyên dương, gặp mặt, Thường trực Huyện ủy Thạch Hà đã trao tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện và phần thưởng cho các em Nguyễn Trung Mạnh, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Anh Duẫn.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng bày tỏ sự cảm kích trước tinh thần dũng cảm, mưu trí xử lý tình huống cứu người bị đuối thành công của 3 em. Các em là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng đề nghị các trường học tiếp tục quan tâm các lớp dạy kỹ năng bơi và sơ cứu đuối nước; các tổ chức đoàn thể tiếp tục vào cuộc tuyên truyền phòng, chống đuối nước và lan tỏa tấm gương dũng cảm của các em thiếu niên… Đồng thời mong 3 nam sinh luôn chăm ngoan, học giỏi và phát huy tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ.
Tháng 7 vừa qua, 3 học sinh tại Quảng Trị bị sóng cuốn cũng đã may mắn được 3 người đàn ông cứu sống
Cụ thể là vào khoảng 14h30 ngày 6/4, tại bãi biển xã Triệu Lăng, một nhóm học sinh lớp 8, Trường THCS Triệu Thành, huyện Triệu Phong đang tắm biển thì 3 em không may bị sóng cuốn xa bờ.
Nghe tiếng hô hoán, 2 anh em ngư dân Nguyễn Quang Linh (37 tuổi) và Nguyễn Quang Đình (34 tuổi), cùng trú thôn 5, xã Triệu Lăng nhanh chóng lao ra biển cứu người. Cùng lúc đó, anh Đoàn Linh (32 tuổi), một người buôn bán ở bờ biển, phát hiện vụ việc cũng bơi ra ứng cứu.
3 người đàn ông đã phối hợp, kéo được nhóm học sinh gặp nạn vào bờ, trong đó 2 em bị ngạt nước nặng. Sau 30 phút sơ cứu, 2 em mới hồi tỉnh và được đưa vào bệnh viện tiếp tục điều trị. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, 2 nạn nhân được cho xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Chiều 7/4, lãnh đạo UBND xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), cho biết địa phương này đã lên kế hoạch để tuyên dương, khen thưởng 3 người đàn ông kịp thời cứu nhóm học sinh đuối nước trên biển.
Sơ cứu người đuối nước thế nào cho đúng
Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân.Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trình trên, tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên
- Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí- Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:+ Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. hối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không? Môi có hồng không? Có phản ứng khi lay gội kích thích đau không? Nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
+ Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói.
Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hay một tấm khăn khôNhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước